Các Lưu Ý Khi Bảo Quản Hoa Quả Bằng Hóa Chất

Mặc dù bảo quản hoa quả bằng hóa chất đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời, song bên cạnh đó nó cũng gây ra nhiều tác hại khôn lường.

Vậy cần lưu ý điều gì khi dùng hóa chất bảo quản trái cây? Hãy cùng Keep-it-fresh tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Hóa Chất Bảo Quản Hoa Quả Là Gì?

Hóa chất bảo quản dùng trong thực phẩm chính là các hóa chất tự nhiên hay tổng hợp giúp ngăn cản hoặc làm chậm sự thối rữa, hư hỏng do các vi sinh vật hay môi trường gây ra.

Hóa chất bảo quản trái cây có thể dùng như một loại hóa chất duy nhất hoặc kết hợp với nhiều loại hóa chất có công dụng khác.

Phân Loại Hóa Chất Bảo Quản

Trên thị trường có hai loại hóa chất bảo quản đang được sử dụng phổ biến gồm:

Chất bảo quản tự nhiên

Đây là chất bảo quản được sử dụng mỗi ngày trong bảo quản thực phẩm và chế biến như: muối, dầu ăn, đường… Hóa chất bảo quản này không ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng mà còn giúp tạo ra nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn.

Hóa chất bảo quản tự nhiên hoạt động theo cơ chế hấp thụ nước dư thừa và ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật, quá trình oxy hóa, giết các vi khuẩn và tránh để thực phẩm bị ôi thiu.

bao-quan-hoa-qua-bang-hoa-chat-1
Hình 1: Hóa chất bảo quản tự nhiên rất an toàn với người dùng

>>>Xem Thêm: Bao Bì Bảo Quản Trái Cây Tươi Lâu Cho Kinh Doanh

Chất bảo quản nhân tạo

Hóa chất nhân tạo chính là những phụ gia được thêm vào sản phẩm như: BHA, BHT, Kali nitrat, Sodium Benzoat… giúp hoa quả không bị biến đổi về mùi vị và tính chất.

Có thể nói chất bảo quản nhân tạo hiện được ứng dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm, chế biến đồ hộp, sản xuất các loại nước giải khát, nước chấm…

Bên cạnh đó, hóa chất bảo quản còn được chia theo cách sau:

  • Nhóm bị cấm (ở một số nước): Các loại phẩm màu, chất bảo quản dùng trong sơn màu vì có độ độc hại cao, tiêu biểu như E103.
  • Nhóm được phép sử dụng: Cần đảm bảo an toàn với sức khỏe người dùng như E104.
  • Nhóm thực phẩm: Là các chất có độ độc hại thấp với sức khỏe con người và có thể dùng ở một liều lượng nhất định.

Lợi Và Hại Khi Bảo Quản Hoa Quả Bằng Hóa Chất

Lợi ích của hóa chất bảo quản

  • Hóa chất bảo quản không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, đặc biệt là ngành thực phẩm.
  • Chất bảo quản giúp trái cây tươi lâu hơn, giữ được hương vị tự nhiên trong thời gian dài.
  • Chúng có thể dùng để tẩm ướp vào thực phẩm và kéo dài tuổi thọ sử dụng lên tới 3 năm.
  • Hóa chất bảo quản đem lại hiệu quả kinh tế cao vì có khả năng ngăn chặn sự hư hỏng, thối rữa của hoa quả và ức chế hoạt động của enzym. Nhờ đó quá trình vận chuyển thuận tiện và dễ dàng hơn.
  • So với các phương pháp bảo quản truyền thống như bọc rời hoặc làm lạnh thì hóa chất bảo quản có thể lưu trữ lâu dài với chi phí thấp.
bao-quan-hoa-qua-bang-hoa-chat-2
Hình 2: Bảo quản hoa quả bằng hóa chất giúp giữ được hương vị tự nhiên

Tác hại của hóa chất bảo quản

Mặc dù bảo quản hoa quả bằng hóa chất có nhiều lợi ích, tuy nhiên nó cũng đem tới nhiều nguy hại khôn lường. Cụ thể:

+ Sử dụng với liều lượng vượt mức cho phép có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của người sử dụng. Làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và mắc bệnh ung thư.

+ Kết hợp các hóa chất bảo quản khác nhau khi chưa nắm rõ tính năng sẽ tạo nên nên thành phẩm độc hại. Ví dụ như:

  • Dùng quá liều lượng Sodium Benzoat có thể gây ngộ độc cấp tính với các biểu hiện như: phát ban, tiêu chảy, dị ứng, đau bụng…
  • Kết hợp Sodium nitrit với Sodium nitrat có thể tạo thành oxit nitrite trong máu gây suy bạch cầu, tăng huyết áp dẫn tới tử vong.
  • Lạm dụng nhiều Clorim sẽ gây tổn hại các cơ quan hô hấp, gây ung thư phổi, dị tật thai nhi…
bao-quan-hoa-qua-bang-hoa-chat-3
Hình 3: Tồn dư chất bảo quản trong hoa quả dù rửa sạch vẫn có nguy cơ bị ngộ độc

Cần Lưu Ý Điều Gì Khi Bảo Quản Hoa Quả Bằng Hóa Chất

Chất bảo quản thường được sử dụng cho các loại thực phẩm chế biến và nông sản nhằm lưu trữ lâu hơn và vận chuyển dễ dàng.

Tuy nhiên rất khó để kiểm soát việc sử dụng hóa chất bảo quản không đúng cách tràn lan trên thị trường. Điều này dẫn tới những tác hại không thể lường trước.

Vì thế khi bảo quản hoa quả bằng hóa chất, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Lựa chọn hóa chất phù hợp: Mỗi loại trái cây sẽ có cách bảo quản khác nhau. Vì thế điều cần thiết là xác định rõ hướng bảo quản để chọn được hóa chất thích hợp.
  • Hóa chất sử dụng phải an toàn: Chỉ dùng các loại hóa chất được cho phép sử dụng. Những hóa chất đó phải an toàn với người dùng và môi trường xung quanh.
  • Sử dụng hóa chất đúng liều lượng: Hóa chất phải được dùng trong một liều lượng nhất định, không vượt quá nồng độ cho phép. Phải đảm bảo mức độ an toàn cho người tiêu dùng.
  • Thận trọng khi kết hợp các loại hóa chất: Chỉ kết hợp hóa chất khi bản thân có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm. Bởi nếu không cẩn thận sẽ gây ra các phản ứng hóa học gây hại.
bao-quan-hoa-qua-bang-hoa-chat-4
Hình 4: Mỗi loại trái cây sẽ phù hợp với hóa chất bảo quản khác nhau

Lời Kết

Trên đây là cách bảo quản hoa quả bằng hóa chất và những lưu ý cần biết khi sử dụng do Keep-it-fresh tổng hợp và chia sẻ.

bảo quản trái cây tươi lâu hơn Keep-it-fresh 2023-01-05 11-09-13
Keep-it-fresh – Tăng 5X tuổi thọ của trái cây, rau, hoa sau thu hoạch. Đảm bảo giá trị thương mại lâu dài cho rau củ quả trong quá trình kinh doanh & xuất khẩu

Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc bảo quản tốt sản phẩm của mình.

Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn rõ hơn về các giải pháp bảo quản trái cây bằng các chế phẩm sinh học an toàn khác như: Kadozan, túi GreenMap, AnsiP 1-MCPhút ethylene, chitosan Hãy gọi ngay cho chúng tôi nhé!

Xem Thêm:

Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn:

  • Địa chỉ: 8 Hoàng Minh Giám, Q. Phú Nhuận, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hotline: 0908.105.115
  • Email: info@sancopack.com.vn
  • Website: https://keep-it-fresh.vn
✅ Bảo quản rau củ quả: ⭐ Hút ethylene, chống nấm mốc, khử trùng, chống mất nước.
✅ Hiệu quả: ⭐ Giữ tươi lâu, giảm hư hỏng, chậm chín & lão hóa.
✅ Tiêu chuẩn: ⭕ An toàn VSTP, FDA Mỹ
✅ Chế phẩm sinh học: ⭐ Chitosan, 1-MCP, MAP, Natamycin
✅ Chứng nhận: ⭐ Chứng nhận chất lượng đầy đủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *